KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DẦU NỀN CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Bạn có thể tự hỏi vì sao thứ tinh dầu bạn mới dùng lại trông có vẻ không giống dầu cho lắm. Đấy là bởi vì có hai loại dầu khác nhau, với thành phần hóa học khác nhau. Cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản về dầu nền nhé.
1. Dầu nền là gì?
Dầu nền (dầu không bay hơi) thường được biết đến là loại dầu béo hay dầu ép, dầu này thường lấy từ cả động vật lẫn thực vật. Ví dụ thông thường chính là dầu ăn, bao gồm cả dầu dừa, dầu ô liu và các loại dầu thực vật khác mà bạn thấy ngoài chợ. Các loại dầu nền này chứa các axit béo như chất béo trung tính triglyceride, cũng như các dưỡng chất thực vật có lợi cho sức khỏe gồm các loại vitamin, khoáng, và là cơ sở cho nhiều chất khác. Trái với dầu dễ bay hơi (tên gọi khác của tinh dầu), dầu nền là loại không bay hơi (các loại dầu này sẽ lưu lại vết ố trên bề mặt dễ thẩm thấu), do đó không thể chưng cất được. Dầu nền thu được nhờ quá trình ép (bằng cách vắt hoặc dùng áp lực) hay chiết xuất (thu dẫn ra ngoài bằng cách dùng một loại dung môi), chúng có các độ đặc rất đa dạng, biến thiên theo nhiệt độ mà theo đó có thể hình thành ở trạng thái rắn, nửa rắn hoặc lỏng.
2. Các loại dầu nền
- Dành cho người mới bắt đầu
- Dầu ô liu: Dầu ô liu nguyên chất chưa qua tinh chế là lý tưởng nhất bởi vì người ta chiết xuất dầu này bằng phương pháp ép lạnh (không sử dụng cách chiết xuất có nhiệt độ cao hoặc sử dụng hóa chất thô bạo) và áp dụng gia công ở mức tối thiểu. Dầu có màu xanh lục nhạt và hương nồng đậm. Giống như các loại tinh dầu, vấn đề lẫn tạp chất trong dầu ô liu rất đáng lưu tâm. Hãy kiểm tra dầu ô liu của bạn xem chúng có bị lẫn thêm bất kỳ chất làm đầy hay loại dầu rẻ tiền khác nào không: Dễ thấy thôi, dầu ô liu tinh khiết sẽ hóa rắn trong tủ lạnh
- Dầu dừa: là một hỗn hợp chiết xuất dạng béo bão hòa lấy từ quả dừa, loại dầu thơm ngon này sẽ thẩm thấu qua da dễ dàng, mang theo toàn bộ lượng tinh dầu mà bạn pha vào mà chỉ để lại rất ít cặn thừa.
- Dầu nền cấp trung:
- Dầu hạnh nhân: có hương và vị rất nhạt, dầu hạnh nhân có nhiều dưỡng chất và rất đa năng.
- Dầu jojoba có độ cô đặc quánh cao hơn và rất phù hợp với mục đích thẩm thấu sâu vào trong. Dầu jojoba có hạn sử dụng tuyệt vời, thành ra rất dễ bảo quản khi bạn chỉ cần dùng chút ít cho công tác pha loãng.